Đánh giá lại Phong trào dân chủ Gwangju

Tại nghĩa trang Mangwol-dong ở Gwangju nơi thi thể nạn nhân chôn cất, những người sống sót của phong trào dân chủ tổ chức lễ truy điệu hàng năm vào ngày 18 tháng 5 kể từ năm 1980 tên là Vận động tháng 5 (O-wol Undong).[32] Nhiều cuộc biểu tình thân dân chủ thập niên 80 đòi chính thức công nhận sự thật cuộc khởi nghĩa và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.

Việc đánh giá lại chính thức bắt đầu sau khi bầu cử tổng thống trực tiếp được khôi phục năm 1987. Năm 1988, Quốc hội mở phiên điều trần công khai về sự kiện, chính thức đổi tên thành Khởi nghĩa Gwangju.

Năm 1995, áp lực công chúng gia tăng, Quốc hội thông qua Luật Đặc biệt cho Phong trào Dân chủ hóa 18 tháng 5, cho phép truy tố những người phụ trách cuộc đảo chính 12 tháng 12 và đàn áp Khởi nghĩa Gwangju, dù luật thời hiệu đã hết hạn. Sau, năm 1996, tám chính khách bị khởi tố vì phản quốc và vụ thảm sát, năm 1997 bị xử phạt, Chun Doo-hwan nhận án tử hình, sau đổi thành tù chung thân; nguyên Tổng thống Roh Tae-Woo hậu nhiệm của Chun và đồng tham đảo chính 12 tháng 12 cũng bị xử phạt tù chung thân. Nhưng Tổng thống Kim Young-sam ân xá mọi người nhân danh hòa giải quốc gia ngày 22 tháng 12, theo lời khuyên của tổng thống đắc cử Kim Dae-jung.

Năm 1997, ngày 18 tháng 5 tuyên bố làm ngày kỷ niệm chính thức. Năm 2002, luật ban đặc quyền cho các gia đình mất mát có hiệu lực, nghĩa trang Mangwol-dong nâng lên thành nghĩa trang quốc lập.

Ngày 18 tháng 5 năm 2013, Tổng thống Park Geun-hye tham dự cuộc kỷ niệm tròn năm thứ 33 khởi nghĩa Gwangju, nói rằng "Tôi cảm nhận được nỗi dau của các thành viên gia đình và thành phố Gwangju mỗi khi viếng thăm Nghĩa trang Dân chủ 18 tháng 5 Quốc lập", và "Tôi tin rằng đạt được chế độ dân chủ tiên tiến là một cách đền đáp sự hy sinh của những người [bị giết trong cuộc thảm sát]."[33]

Điều tra năm 2017

Tháng 5 năm 2017, Tổng thống đắc cử Moon Jae-in nguyện mở lại điều tra vai trò chính phủ Hàn trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa.[34]

Tháng 2 năm 2018, có tiết lộ lần đầu tiên quân đội đã dùng máy bay trực thăng McDonnell Douglas MD 500 Defender và Bell UH-1 Iroquois bắn thường dân. Bộ trưởng Quốc phòng Song Young-moo xin lỗi.[35][36]

Ngày 7 tháng 11 năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Jeong Kyeong-doo xin lỗi vì vai trò quân đội Hàn trong việc đàn áp cuộc khởi nghĩa và thừa nhận quân lính có hành vi bạo lực tình dục trong cuộc đàn áp.[37][38]

Kim Yong-jang là cựu tình báo viên ở Lữ đoàn Tình báo Quân sự thứ 501 của Lục quân Mỹ phát hiện là chứng nhân đầu tiên trong 39 năm vào năm 2019, trong cuộc phỏng vấn ngày 14 tháng 3 nói "ngày 21 tháng 5 năm 1980, Chun cho nổ súng gần Tòa nhà Jeonil ở trung tâm Gwangju và tai Yanglim-dong, thượng lưu Gwangju. Máy bay trực thăng tôi dùng bấy giờ nhớ là UH-1H, súng liên thanh là M60. Tôi đã làm chứng. Vả lại, đây là sự thật hiển nhiên. Sớm sau khi nguyên tổng thống đi máy bay trực thăng về Seoul, một trận nổ súng hàng loạt diễn ra trước Chính quyền Gwangju, tin đưa đến bộ quốc phòng Hoa Kỳ."[39] Tháng 5 năm 2019, Kim lặp lại rằng Chun Doo-hwan đích thân lệnh lính bắn người biểu tình dựa trên tình báo bấy giờ và bí mật đế Gwangju ngày 21 tháng 5 năm 1980 bằng máy bay trực thăng, gặp bốn lãnh đạo quân sự gồm Chung Ho-yong người chỉ huy đặc nhiệm đương thời và Lee Jae-woo đại tá đơn vị an ninh 505 Gwangju. Kim cũng cho biết có lính nằm vùng trong người dân Gwangju là đặc công làm mất uy tín phong trào. Các binh lính "độ tuổi từ 20 đến 30, tóc ngắn, vài người đội tóc giả" và "mặt cháy vài người mặc quần áo cũ."[40][41]

Ủy ban Sự thật năm 2020

Tháng 5 năm 2020, 40 năm sau cuộc khởi nghĩa, Ủy ban Sự thật Phong trào Dân chủ hóa 18 tháng 5 độc lập thành lập để điều tra việc đàn áp, dùng quân lực, theo luật pháp thông qua năm 2018 được hoạt động trong hai năm, kéo dài thêm một năm nếu cần thiết.[42]

Trong cuộc phỏng vấn đánh dấu kỷ niệm tròn năm thứ 40, Tổng thống Moon công bố tán thành ghi giá trị, quan trọng lịch sử của Phong trào Dân chủ hóa 18 tháng 5 vào hiến pháp Hàn Quốc mới sau khi phái tự do thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội.[43]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phong trào dân chủ Gwangju http://hunjang.blogspot.com/2004/03/contemporary-k... http://populargusts.blogspot.com/2006/05/bibliogra... http://www.eroseffect.com/articles/neoliberalismgw... http://koreajoongangdaily.joins.com/news/article/a... http://koreajoongangdaily.joinsmsn.com/news/articl... http://www.kimsoft.com/1997/43kwang.htm http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20180207000... http://www.koreaherald.com/view.php?ud=20190513000... http://news.naver.com/main/read.nhn?mode=LSD&mid=s... http://portobellobooks.com/human-acts-2